Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Một số đặc điểm chuyển động của các thiên thể

-         Mặt trời một năm chỉ mọc đúng hướng Đông và lặn đúng hướng Tây vào 2 ngày: Xuân phân (ngày 20 hoặc 21 tháng ba) và Thu Phân (23 hoặc 24 tháng chín). Sau xuân phân, điểm mọc của Mặt Trời lệch về phía Đông Bắc, ngày lệch cực đại là Hạ chí (ngày 22 tháng sáu), lệch 23 độ 27 phút so với chính đông. Điểm lặn cũng lệch về phía Tây Bắc theo quy luật ấy. Sau đó điểm mọc lệch dần về phía Nam và đạt chính đông và ngày Thu Phân. Qua Thu phân điểm mọc dịch dần về phía Đông Nam ( điểm lặn Tây Nam), đạt độ lệch cao nhất vào ngày Đông Chí (22 tháng 12) khoảng 23 độ 27 phút rồi lại dịch dần về phía Bắc cho tới ngày Xuân Phân. Như vậy điểm mọc của mặt trời có thể lệch nhau tới 46 độ 54 phút trong một năm.

-         Ngoài ra, trong năm vị trí Mặt trời trên nền trời sao cũng thay đổi. Mặt Trời từ từ dịch chuyển đối với các sao theo ngược chiều Nhật động ( từ Tây sang Đông), trọn một vòng hết 365,25 ngày. Mặt trời dịch chuyển in hình lên các chòm sao và mỗi tháng gần như vào một chòm. Đường đi này gọi là Hoàng đạo và đới cầu bao gồm 12 chòm sao gọi là Hoàng đới. Ban ngày ta không nhìn thấy sao, nhưng ban đêm ta có thể xác định được chòm sao mà Mặt trời đang in nhờ vào sự xuất hiện của chòm sao đối diện. Ví dụ: Tháng Ba đối diện tháng Chín, đêm ta thấy Mặt trời lặn, chòm Trinh nữ (sao Xử Nữ) xuất hiện (quay đối diện với Mặt trời trên thiên cầu). Vậy Mặt trời đang in lên chòm sao Song Ngư.
Các chòm sao trên hoàng đới


Tháng
Tên chòm sao Mặt trời in lên

Tháng
Tên chòm sao Mặt trời in lên
1
Con hưu
Capricornus
7
Con tôm
Cancer
2
Bình nước
Aquarius
8
Sư tử
Leo
3
Song ngư
Pisces
9
Trinh nữ
Virgo
4
Con dê
Aries
10
Cái cân
Libra
5
Con trâu
Taurus
11
Thần nông
Scorpius
6
Song tử
Gemini
12
Nhân mã
Sagittarius

-         Mặt Trăng cũng từ từ dịch chuyển đối với các sao theo chiều từ Tây sang Đông (ngược chiều Nhật động), trọn 1 vòng gần 27 ngày. Đồng thời hình dáng của Mặt Trăng cũng thay đổi (lúc tròn, lúc khuyết, lúc không xuất hiện).
-         Các sao dường như chỉ tham gia vòng quay của Mặt trời, vị trí tương đối giữa chúng không đổi trong một năm, tạo nên các chòm cố định.
-         Tuy vậy có một số sao đi lang thang giữa các sao khác (hành tinh). Người xưa tìm thấy năm hành tinh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các hành tinh nói chung dịch chuyển đối với các sao ngược chiều nhật động, nhưng có khi chúng dịch chuyển ngược lại tạo nên quỹ đạo hình nút. Đường đi của chúng gần với Hoàng đạo. Đặc biệt Thủy tinh, Kim tinh thường ở gần Mặt trời.
Người xưa đã dựa trên những quan sát về chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng...để xác định thời gian, làm lịch và xác định phương hướng. Họ đã nhận thấy Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và các hành tinh kết hợp thành một hệ mà ta gọi là hệ Mặt trời sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét